Khi đi làm, bạn có thể gặp những người chưa cần chỉ đạo hay giao việc, thì họ đã biết việc cần làm và làm luôn; ngược lại, có những người dù có chỉ đạo đúng, giao đúng việc họ vẫn chỉ thích hoặc chỉ làm những việc mà họ có thể làm, không cần thiết cho tổ chức.
Mình có đọc một quyển sách nói về các nhóm làm việc cùng nhau, cơ bản là có 2 loại nhóm làm việc:
Thứ nhất, một nhóm làm việc mà họ đã xác định được mục tiêu đi đến, cách thức đi đến và họ tìm và tuyển các nhân sự họ cho là phù hợp để cùng giúp họ đi tới đích, cơ bản là việc lựa chọn nhân sự sẽ sai khoảng 80% trừ khi may mắn tìm được nhân sự phù hợp. Họ sẽ phải tuyển nhân sự đi tuyển nhân sự lại cho đến khi tìm được người phù hợp và muốn đi cùng họ lâu dài.
Cách làm này giống như những chuyến xe bus đã xác định được mục tiêu đến, nhưng những người đi cùng xe bus thường là không đi cùng với nhau từ đầu bến tới cuối bến mà họ sẽ lên và xuống xe bus liên tục. Nhóm làm việc dạng này có sự bền vững không cao, và nhân sự đi cùng nhau không lâu.
Thứ hai, nhóm làm việc mà họ có luôn những con người khác nhau, chuyên môn khác nhau, tính cách nhau mỗi người có một thế mạnh, nhưng có sự gắn kết với nhau nhất định.
Khi bắt đầu một hành trình, họ mới vạch ra kế hoạch là với nhân sự thế này, chúng tôi sẽ nên làm việc gì là tốt nhất và nên đi đâu là tốt nhất, xa nhất. Khi đến những giai đoạn khác nhau thì ai là thuyền trưởng chèo lái và ai giúp được gì, họ tuyệt đối không nghĩ đến việc rời xa nhau.
Cách làm này tạo dựng nên những nhóm làm việc bền chắc và đạt được những mục tiêu to lớn.
Tất nhiên, cách nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó, và nhận định ra do kinh nghiệm của mỗi người 😘
NGUỒN
Hoàng (Trainner, PM)